Bộ VH-TT-DL đang tính toán báo cáo Chính phủ nâng mục tiêu đón khách lên thêm khoảng 5 triệu khách.
Nâng mục tiêu thêm 156%
TheệtNamcóthểđóntriệukháchquốctếtyphu fo4o số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2023, tổng lượng khách quốc tế đến VN đạt khoảng 8,9 triệu lượt, tăng gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng tháng 9, VN đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp du lịch nước ta đón trên 1 triệu lượt khách ngoại, kể từ sau khi xuất hiện dịch bệnh.
Như vậy, chỉ sau 3 quý, ngành du lịch đã vượt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế của cả năm 2023.
Về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong 9 tháng với gần 2,6 triệu lượt (chiếm 29% tổng lượng khách). Thị trường Trung Quốc tuy mới đạt tỷ lệ phục hồi hơn 28% nhưng đã vượt mốc 1 triệu lượt, xếp ở vị trí thứ 2, tiếp đến lần lượt là Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản.
Về mức độ phục hồi so với cùng thời điểm trước dịch, một số thị trường lớn có mức độ phục hồi rất tốt gồm Mỹ (96,4%), Hàn Quốc (82,3%), Đài Loan (85,3%). Các thị trường Đông Nam Á cũng đã ghi nhận tốc độ phục hồi khả quan: Malaysia (76,9%), Philippines (84%). Đặc biệt, một số thị trường đã vượt thời điểm trước dịch:
Thái Lan (101,7%); Singapore (106,5%); Campuchia (267,1%). Ở Nam Á, thị trường Ấn Độ cũng có bước phục hồi ấn tượng lên tới 240%.
Theo Cục Du lịch quốc gia, tín hiệu lạc quan cũng đến từ các thị trường chính ở châu Âu. Đơn cử, lượng khách Đức phục hồi tốt nhất với 87,1%; Tây Ban Nha đạt 82,4%; Anh đạt 78,9%; thấp hơn một chút là Ý (76,7%); Pháp (71,9%).
Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt cho rằng có được kết quả trên là nhờ chuyển biến tích cực của xu hướng du lịch trên thế giới, cũng như trong khu vực, đặc biệt là nhờ những chính sách mới rất cởi mở, thông thoáng của VN. Trong đó, việc tháo gỡ những điểm nghẽn về xuất, nhập cảnh đối với khách quốc tế cũng như việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 82 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững đã tạo cú hích để du lịch có sự chuyển biến tích cực.
"Theo tính toán, trong những tháng còn lại của năm 2023 - cũng là mùa cao điểm du lịch quốc tế, mỗi tháng VN có thể đón ít nhất từ 1,1 - 1,2 triệu lượt khách quốc tế, đặc biệt là trong cao điểm tháng 12 có thể đón nhiều khách hơn. Trên cơ sở đó, Bộ VH-TT-DL đã tính toán và sẽ báo cáo Chính phủ nâng mục tiêu đón khách du lịch quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên 12,5 - 13 triệu lượt khách, tăng khoảng 156% so với mục tiêu ban đầu", lãnh đạo ngành VH-TT-DL thông tin.
Tìm cách phục hồi du lịch
Điều chỉnh mục tiêu để tăng động lực
Ủng hộ ngành du lịch nâng mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên 12,5 - 13 triệu lượt khách, ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á (ATI), phân tích: Ngành du lịch đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách hồi đầu năm là con số để hướng tới sự phục hồi. Tuy vậy, nhờ những chính sách rất thuận lợi về visa, các biện pháp tháo gỡ khó khăn của du lịch, cũng như sự phục hồi chung của du lịch thế giới, du lịch VN đã sớm hoàn thành mục tiêu này. Đây là tiền đề để hướng tới xây dựng kế hoạch phát triển hơn nữa.
Không chỉ ở VN mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, sau khi hoàn thành trước mắt mục tiêu phục hồi đều sẽ đặt ra mục tiêu mới để tạo động lực, đưa du lịch phát triển như thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Các quốc gia đều có định hướng phát triển rõ ràng chứ không thể hài lòng, "ngủ quên" với thành tích ban đầu.
Nguồn khách đã trở lại, chúng ta có đủ máy bay, đủ khách sạn, đủ chính sách... không có lý gì chúng ta không thể đạt 12 - 13 triệu khách trong năm nay và nhanh chóng phục hồi được như giai đoạn trước dịch 2019.
TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch VN (TAB)"Chủ trương điều chỉnh mục tiêu sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) du lịch đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút quốc tế. Các DN du lịch đều rất mong muốn mở rộng thị trường khách, sẵn sàng triển khai các kế hoạch đón khách. Với những chính sách mới, thông thoáng về visa, giờ có thêm động lực mới thì DN du lịch sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa các thị trường mới để thu hút thêm nhiều khách đến VN", ông Phạm Hải Quỳnh nhấn mạnh.
Thực ra ngay từ cuối 2022 khi ngành du lịch lên kế hoạch đón 8 triệu khách trong năm 2023, TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch VN (TAB), đã bày tỏ tiếc nuối với mục tiêu này quá an toàn. Nói an toàn là bởi trước dịch, VN đã vượt 18 triệu lượt khách. Thời điểm đó, Thái Lan, Malaysia đều đã chạm tới mốc 10 triệu khách nên khả năng VN có thể đón được 10 triệu khách quốc tế trong 2023 là hoàn toàn khả thi. Sau đó, khi Chính phủ trình Quốc hội những thay đổi về chính sách thị thực, TS Lương
Hoài Nam một lần nữa tự tin dự báo VN có thể đón tới 12 triệu khách nếu những chính sách mới được áp dụng ngay từ tháng 6.
Theo ông Lương Hoài Nam, mặc dù tới tháng 8 chúng ta mới có thể triển khai chính sách mới nhưng điều này cũng không tác động quá nhiều. Về mặt thị trường, tốc độ phục hồi thị trường Trung Quốc đã không diễn ra như kỳ vọng nhưng đã có những nhân tố mới gây bất ngờ, đó là thị trường Ấn Độ và Úc. Cùng với nỗ lực mở đường bay, tiếp thị thị trường của các hãng hàng không, DN du lịch thì lượng khách Ấn Độ và Úc đang tăng trưởng rất tốt, thay thế cho khoảng trống của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ đang là thị trường rất nhiều tiềm năng. Chính sách e-visa mới cũng là cú hích tạo hiệu ứng rất tốt với nhiều thị trường mới.
"Nguồn khách đã trở lại, chúng ta có đủ máy bay, đủ khách sạn, đủ chính sách… không có lý gì chúng ta không thể đạt 12 - 13 triệu khách trong năm nay và nhanh chóng phục hồi được như giai đoạn trước dịch 2019", TS Lương Hoài Nam đánh giá.
TS Lương Hoài Nam nhấn mạnh mục tiêu đón 18 triệu khách như 2019 phải làm càng sớm càng tốt, bởi càng chậm thì nguồn lực hạ tầng du lịch càng lãng phí. Bên cạnh đó, các quốc gia khác cũng đang nỗ lực bứt tốc sau khi đã dần phục hồi. Điển hình là Thái Lan, dù đã đạt những thành quả ấn tượng ngay sau khi mở cửa nhưng đến nay chính phủ nước này vẫn đang tiếp tục nới lỏng nhiều chính sách về visa, thủ tục để tăng tốc hút khách, mới nhất là quyết định miễn visa cho thị trường Trung Quốc và Kazakhstan. VN cũng cần nghiên cứu để tăng cường độ mở của chính sách visa như: cải thiện những bất cập trong thủ tục xin e-visa, xem xét miễn visa cho một số thị trường trọng điểm, tiềm năng; có thể tính phương án miễn visa đơn phương cho du khách từ Mỹ hoặc đàm phán song phương, cấp visa dài hạn cho công dân 2 nước sau khi quan hệ hợp tác chiến lược Việt - Mỹ đã được nâng lên mức cao nhất…